📅 Cập nhật Bài Viết “Sàn Vinyl” lần cuối ngày 15 tháng 9 năm 2021 tại Công ty vệ sinh TKT Cleaning

Cùng công ty vệ sinh TKT tìm hiểu về sàn Vinyl, đặc điểm, cách lắp đặt, cách vệ sinh, cách bảo dưỡng, cách phủ bóng.

san vinyl
Hình ảnh: Sàn Vinyl

1. Sàn Vinyl là gì, đặc điểm của sàn Vinyl và ứng dụng

Định nghĩa: Sàn vinyl là tên thường gọi của dòng sản phẩm từ nhựa tổng hợp PVC (Polyvinylclorua), Hiện nay thường gọi là nhựa PVC (vinyl) là loại nhựa nhiệt dẻo tổng hợp có gốc vinyl. Nhựa pvc được sản xuất từ dầu thô hoặc nhân tạo từ các thành phần hóa học muối ăn.

Sàn vinyl (sàn nhựa, sàn PVC) là một vật liệu sàn rất phổ biến ở các nước phát triển. Tuy nhiên ở Việt nam, sàn nhựa này chủ yếu mới được biết đến nhiều trong giới xây dựng, hoặc trong nhà xưởng bệnh viện.

1.1. Phân loại

Thông thường, sàn vinyl dùng để chỉ các loại sàn nhựa có phủ vinyl lên bề mặt hoặc 100% vinyl đồng nhất homogeneous. Sàn vinyl có nhiều loại khác nhau như:

  • Đồng nhất homogeneous
  • Không đồng nhất hetergeneous
  • Cuộn
  • Tấm
  • Sheet, tile
  • Thể thao
  • Pvc
  • Nhựa vinyl
  • Kháng khuẩn
  • Y tế, sàn vinyl bệnh viện
  • Chống tĩnh điện ESD
  • Dán tường
san vinyl dang tam
Hình ảnh: Sàn vinyl dạng tấm

1.2. Đặc điểm

  • Sàn Vinyl là loại sàn đàn hồi gồm có sàn chống tĩnh điện và sàn không chống tĩnh điện, sàn có độ đàn hồi cao khoảng 12%. với các tính năng sau:
  • Độ mềm, dẻo cao, bền, chống trầy xước.
  • Chống trơn trượt, vệ sinh, kháng khuẩn và nấm mốc, chống vết nám của tàn thuốc, chống hóa chất
  • Không nứt, vỡ, gãy do địa chấn, chống lực nén cao
  • Giảm ồn, tiếng động, không bị lõm
  • Ít hoặc không có đường nối, độ phẳng cao
  • Chống tĩnh điện có nhiều loại: từ 10^4Ω – 10^6Ω (dẫn tĩnh điện), 10^7Ω – 10^9Ω (phân tán tĩnh điện).
  • Dễ lau chùi, dễ bảo quản và bảo dưỡng.
  • Nhẹ hơn gạch nên giảm được chi phí ban đầu (chi phí làm móng…) cho các công trình.

1.3. Ứng dụng

Do những đặc tính trên nên sàn Vinyl thường được sử dụng ở những nơi như: nhà máy, bệnh viện, phòng máy tính, phòng điều khiển, phòng sạch, phòng mổ, phòng dược, phòng chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất mỹ phẩm, nhà máy điện, các trạm biến thế, phòng điện của các building .v.v. Chi tiết như sau:

  • Bệnh viện, phòng mổ, trung tâm chăm sóc sức khỏe
  • Sử dụng ở khu vực công cộng, khách sạn, nhà hàng
  • Trong văn phòng,, trung tâm thương mại
  • Trung tâm dược, nhà máy mỹ phẩm, nhà xưởng sản xuất
  • Trường học, khu vui chơi trẻ em
  • Phòng thí nghiệm, phòng sạch, nhà máy hóa chất
  • Nhà ở, căn hộ cao cấp…
san vinyl trong nha may
Hình ảnh: Sàn vinyl trong nhà máy

2. HƯỚNG DẪN THI CÔNG, LẮP ĐẶT SÀN VINYL

Lắp đặt sàn vinyl đòi hỏi một số công cụ như máy hàn, dụng cụ sủi, con lăn bề mặt, búa cao su… Bạn có thể tự làm hoặc thuê đội thi công sàn vinyl nếu diện tích lớn.

2.1. Chuẩn bị bề mặt

  • Lột bỏ lớp vinyl cũ (nếu có) và vệ sinh bề mặt sàn. Điều kiện cân bằng ở mức ± 3mm trong vòng mỗi 6 mét góc vuông.
  • Sàn Vinyl phải được thi công sau cùng khi tất cả các phần khác của tòa nhà đã hoàn thiện, để tránh bụi và các chất khác hay kê dụng cụ lên sàn có thể làm hư sàn hoặc giảm tính năng của sàn.
  • Nếu lắp máy điều hòa thì phải hoàn thành trước 1 tuần khi lắp sàn.
  • Mặt bằng dùng để dán sàn Vinyl phải phẳng, tất cả đường nối và chỗ không phẳng phải được san bằng bởi vì bất kỳ một sự không bằng phẳng nào sẽ được thể hiện qua tấm sàn và có thể nhìn thấy trên bề mặt của nó sau khi lắp đặt. Có thể dung vữa tự phẳng dày từ 2mm – 3mm để xử lý bề mặt.
  • Nếu thực hiện trên bề mặt sàn cũ: Nếu là gạch ceramic thì phải gắn 1 cách chắc chắn, bất kỳ tấm gạch đá nào được gắn không chắc phải được gỡ ra để trát 1 lớp vữa xuống dưới. Đồng thời, đường nối giữa các tấm đá phải được làm phẳng trước khi kết thúc việc lắp đặt. Nếu là sàn gỗ thì mặt sàn phải cứng, phải được gắn kết tốt giữa các khe, không có khe nứt. Bất kỳ 1 tấm nào bị rạn nứt thì cần phải được thay thế bằng tấm mới hoặc sử dụng xi măng để đổ đầy vào những chỗ rạn nứt. Nhớ lấp đầy các lỗ, vết rạn nứt, đường nối bằng bột gỗ hoặc chất lấp đầy tương tự.
  • Độ ẩm của sàn bê tông là dưới 25%
  • Độ PH của sàn là 10
  • Nhiệt độ của sàn bê tông phải từ 18°C đến 30°C và được giữ 48h trước và sau khi lắp sàn Vinyl
  • Bên dưới sàn Vinyl tĩnh điện là hệ thống dây đồng dẫn điện với quy cách là 3m x 3m.
  • 4 góc tiếp đất phải được làm sẵn trước khi lắp sàn và phải cao hơn mặt sàn là 200mm
chuan bi be mat cho san vinyl
Hình ảnh: chuẩn bị về mặt cho sàn vinyl

2.2. Dán sàn

  • Chọn điểm đặt đầu tiên để dán sàn sau đó tiến hành dán sàn
  • Kiểm tra miếng sàn Vinyl sạch và phẳng thì tiến hành dán
  • Quậy thật đều keo (đối với sàn tĩnh điện phải là keo tĩnh điện) khoảng 10 phút. Keo có nhiều thành phần hợp chất và một vài hợp chất trong keo có thể pha trộn không đều. Đặc biệt là keo dẫn tĩnh điện, nên quấy keo thật kỹ để keo có thể trộn đều các thành phần keo bởi vì thành phần đặc biệt thêm vào này chứa chất dẫn tĩnh điện để làm keo tốt hơn. Trét đều lên sàn thành từng đợt khoảng từ 2 – 4m2, quét keo lên 2 mặt của dây đồng tĩnh điện theo suốt chiều dài của tấm
  • Sau khi dán dùng búa vỗ đều lên tấm sàn dán miếng thứ 2 đường roang của mỗi miếng là 2mm
  • Lắp sàn Vinyl trong vòng 1 giờ sau khi quét keo.
  • Đối với sàn vinyl dạng cuộn: Trải tấm vinyl ra sàn tại vị trí lắp, cuộn một nửa chiều rộng của tấm lên, quét keo đều trên vị trí của kích thước này. Trải dần tấm vinyl xuống sàn từ hướng giữa tấm về phía mép, nhằm ép cho không khí được ra ngoài. Tiếp tục các bước này cho nửa kia của tấm vinyl.
  • Đối với sàn vinyl dạng viên: Dán lần lượt từng tấm bắt đầu từ điểm đặt đầu tiên đã định. Mỗi quá trình sản xuất thì đều được đánh dấu trên từng lô hàng, sẽ thể hiện trên thùng carton như A, B, C, D, E. Nếu có thể thì lắp đặt theo từng lô hàng trên cùng một diện tích phòng bởi vì màu của vinyl có thể không đều nhau giữa những tấm gạch của những lô hàng khác nhau, có nghĩa là sẽ có thể có sự khác màu, tuy rằng không dễ phát hiện, có thể do khác ngày sản xuất.
  • Sau khi dán 40’ dùng con lăn khoảng 50kg để lăn đều lên toàn bộ sàn. Sử dụng lăn tay ở những khu vực con lăn lớn không lăn tới được
  • Dùng giẻ sạch lau toàn bộ sàn
dan san vinyl
Hình ảnh: dán sàn vinyl

2.3. Hàn ron

  • Nếu dùng hàn thì dùng dây hàn từ 3mm – 4mm với góc hàn là 40°
  • Sau khi hàn dùng dao nhọn ép xuống sàn sủi phần hàn dư
han ron san vinyl
Hình ảnh: Hàn ron sàn vinyl

2.4. Hoàn thiện

  • Các đường viền góc thì dùng miếng cover former để ép góc và dùng miếng capping strip để gắn lên trên miếng vinyl chân tường để chống bụi
  • Ở các cửa ra vào nếu đưởng nối bên ngoài và bên trong không phải là Vinyl thì dùng miếng step end để gắn vào đầu miếng Vinyl ở đường nối
  • Sau khi hoàn tất lau sàn bằng máy lau nhà với miếng xốp cùng màu và để 48h trước khi sử dụng
  • Để sàn được bền, đẹp có thể wax một lớp bảo vệ trước khi đưa vào sử dụng: Quét sạch bụi trên mặt vinyl, sử dụng dụng cụ cây lau nhà bằng sợi /mút, đẩy nhẹ wax trên toàn bộ mặt sàn. Chờ khô trong vòng 20~40 phút thì lặp lại thao tác trên lần thứ hai.
  • Chỉ được sử dụng sàn sau 24 giờ kể từ khi hoàn thiện lắp đặt..
cat ron san vinyl
Hình ảnh: cắt ron sàn vinyl

3. Quy trình phủ bóng sàn Vinyl

Phủ bóng sàn Vinyl phà một yêu cầu bắt buộc đối với loại sàn này để bảo vệ chúng. Bạn có thể thuê dịch vụ phủ bóng sàn vinyl chuyên nghiệp hay tự mua hóa chất phủ bóng sàn vinyl về để tự thực hiện. Quy trình sau đây có thể giúp bạn làm được điều đó.

3.1. Chuẩn bị thi công phủ bóng sàn

  • Dụng cụ máy móc: bảng cảnh báo, cây lau sàn, cây bông thỏ, khăn lau, pad chà sàn, máy chà sàn, máy hút nước, máy đánh bóng tốc độ cao.
  • Hoá chất: Hoá chất bóc keo, hoá chất phủ bóng sàn ,hóa chất bảo dưỡng sàn Vinyl

3.2. Quy trình thi công phủ bóng sàn

a. Làm sạch bề mặt sàn: Công đoạn làm sạch Vinyl rất quan trọng trong việc phủ bóng sàn. Bề mặt sàn sạch sẽ giúp sàn sau khi phủ có độ bóng cao, làm tăng độ thẩm mỹ.

Yêu cầu : sạch keo, bụi bẩn, sơn bám trên bề mặt.

Thực hiện:

  • Đặt biển cảnh báo khu vực đang thi công.
  • Pha hoá chất làm sạch sàn vào xô nước với tỉ lệ 1:10 với nước cho vào máy chà sàn kết hợp với pad chà sàn chà sạch lớp dơ trên bề mặt sàn và bóc lớp keo phủ cũ.
  • Dùng máy hút nước hút hết lớp nước dơ.
  • Dùng cây lau sàn lau lại sàn bằng nước sạch.
  • Đợi cho sàn khô tự nhiên.
lam sach be mat san vinyl
Hình ảnh: Làm sạch bề mặt sàn vinyl

b. Phủ bóng sàn: Sàn sau khi đã được làm sạch sẽ được phủ lớp hoá chất làm bóng và bảo vệ sàn.

Yêu cầu: sàn phải đạt độ bóng sáng đồng đều, không trầy xước loang lổ.

Thực hiện:

  • Đổ hoá chất vào xe vắt nước.
  • Dùng cây bông thỏ thấm hoá chất và phủ đều trên bề mặt sàn.
  • Đợi khoảng 60 phút cho sàn khô tự nhiên, sau đó tiếp tục phủ lớp hoá chất thứ 2.
  • Tiếp tục lặp lại với lớp hoá chất thứ 3, 4.
  • Đợi cho lớp phủ cuối cùng khô hẳn sau đó dùng máy đánh bóng tốc độ cao (1500 vòng/phút) kết hợp với hóa chất bảo dưỡng sàn đánh bóng bề mặt làm cho sàn săn chắc, bóng sáng.
phu bong san vinyl
Hình ảnh: Phủ bóng sàn vinyl

3.3. Kiểm tra đánh giá

  • Lớp phủ đều , không có đường vệt, vêt loang.
  • Hoá chất được phủ đều cả ở các góc cạnh.
  • Vết trầy xước được lấp đầy. không có vết phồng.
  • Không để lại vết bẩn trên bề mặt mới phủ.

3.4. Mức độ ảnh hưởng khi thi công

  • Trong quá trình thi công có sử dụng máy hút nước nên sẽ gây ồn ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng nhiều.
  • Không gây bụi, không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng.
  • Sau khi hoàn tất công việc, để đảm bảo chất lượng nên đưa vào sử dụng sau 4h là tốt nhất.

Bạn có thể liên hệ dịch vụ phủ bóng sàn chuyên nghiệp nếu quy trình này quá khó và phực tạp đối với bạn.

4. VỆ SINH SÀN VINYL

Hướng dẫn vệ sinh sàn vinyl với việc sử dụng những hóa chất có sẵn tại gia đình

4.1. Dụng cụ:

  • Găng, cây lau
  • Thùng chứa nước ấm
  • Dấm, Baking soda (Natri hiđrocacbonat – NahCO3) hay là thuốc muối, muối nở, đừng nhầm với baking powder thuốc nở.

4.2. Quy trình vệ sinh

  • Hút bụi toàn bộ sàn
  • Sau sàn với dung dịch 1 phần dấm, một chút baking soda và 3 phần nước.
  • Đối với vết bẩn cứng đầu, sử dụng baking soda trực tiếp lên vết bẩn và lau lại.

5. BẢO DƯỠNG SÀN VINYL

5.1. Vì sao phải “bảo dưỡng, bảo trì sàn Vinyl định kỳ” ?

  • Sàn sau khi thi công hoàn thiện thường được phủ một lớp hóa chất nhằm tạo tính thẩm mỹ và bảo vệ bề mặt sàn không bị trầy xước, kéo dài tuổi thọ của sàn. Sau một thời gian sử dụng nếu sàn không được “bảo dưỡng, bảo trì” thường xuyên lớp hóa chất này sẽ mờ dần, mất đi độ bóng sáng, thời gian dài sẽ bị bào mòn, làm sàn không được bảo vệ dẫn tới trầy xước , mất thẩm mỹ và giảm tuỗi thọ sàn.
  • Việc bảo dưỡng, bảo trì sàn Vinyl định kỳ sẽ làm cho sàn luôn được bóng sáng như mới , tạo mỹ quan và môi trường làm việc sạch đẹp, bảo vệ và tăng tuổi thọ sàn.

5.2. Quy trình bảo dưỡng bảo trì sàn.

  • Phủ thêm lớp hóa chất bảo vệ sàn và làm bóng sàn
  • Bóc toàn bộ lớp hóa chất bảo vệ cũ và phủ lớp bảo vệ mới
  • Tùy thuộc vào mức độ xuống cấp của sàn để đưa ra kế hoạch cụ thể để không làm ảnh hưởng đến công việc của khách hàng
  • Tần suất: 2 quý 1 lần

Với những thông tin nêu trên, dịch vụ vệ sinh công nghiệp TKT Cleaning hy vọng bạn có kiến thức tổng quát nhất từ A-Z về sàn vinyl, đặc điểm, cách thức lắp đặt, sử dụng, vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng sàn vinyl.


6. Kiến thức có thể bạn quan tâm

Nguồn: công ty vệ sinh TKT Cleaning

Công ty Chăm Sóc Công Trình - Chuyên Nghiệp tại TPHCM

Visit Website

Write a comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

All in one
09.38.17.22.94