Khi bạn tìm hiểu về vấn đề diệt khuẩn, diệt trùng đối với việc vệ sinh bệnh viện, nhà hàng quán ăn, phòng thí nghiệm… bạn chắc chắn sẽ bị ngập trong các thuật ngữ chuyên môn của ngành vi sinh vật học, vệ sinh công nghiệp như: sát trùng, sát khuẩn, khử trùng, khử khuẩn, tiệt trùng, tiệt khuẩn, diệt khuẩn, diệt trùng, tẩy uế, tiêu độc, khử độc, tiêu độc vệ sinh…. Bởi vì ngôn ngữ việt nam khá phong phú và quan trọng hơn là cách dùng từ của chúng ta cũng chưa khoa học một chút nào.

Thứ nhất cần khẳng định: “trùng” và “khuẩn” là giống nhau. Nhưng theo thói quen, “trùng” thường dùng cho vi sinh vật gây bệnh hơn. Vì vậy trong bệnh viện thường hay sử dụng thuật ngữ “trùng”. Khuẩn theo thói quen thường sử dụng đối với các vi sinh không gây bệnh tật mà liên quan đến vi khuẩn. Giải thích: “Vi trùng” và “Trụ sinh” là từ ngữ được dùng trước năm 1975 ở miền Nam. Sau 1975 , các từ ấy chuyển thành “Vi khuẩn” và “Kháng sinh”.

Còn theo nhóm tác giả dịch vụ vệ sinh TKT:

– Vi trùng tương đương với khái niệm (germ) tức chỉ các loại vi sinh vật gây hại cho con người. Khái niệm vi trùng sẽ bao hàm cả Virut và vi khuẩn gây hại, và một số loại nấm, protists và prions. (Viruses and bacteria are types of germs, as are certain types of fungi, protists, and prions).

– Vi khuẩn (bacteria) thì không bao gồm các nhóm virut, fugi, protists và prions được. Do vậy khái niệm vi trùng là rộng hơn, bao hàm hơn đối với vi khuẩn.

tiet trung quan ao benh vien
Hình ảnh: tiệt trùng quần áo trong bệnh viện

1. Phân biệt các khái niệm về tiệt khuẩn, diệt trùng, vệ sinh

Tiệt khuẩn hay tiệt trùng (sterilization): Từ gốc La Tinh sterilis là tuyệt dục, vô sinh. Có nghĩa là tiêu diệt tất cả vi sinh vật, bào tử, virus, viroid và vi sinh vật sinh bào tử. Để diệt khuẩn có thể dùng các chất diệt khuẩn (sterilant) hoặc dùng các nhân tố vật lý khác.

Khử trùng, tiêu độc khử trùng, Khử độc , tẩy uế, khử khuẩn (disinfection) là tiêu diệt, ức chế hoặc loại trừ các vi sinh vật gây bệnh.. Mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt mầm bệnh nhưng trên thực tế cũng là làm giảm số lượng chung của vi sinh vật. Để tiêu độc cần dùng các chất tiêu độc (disinfectant). Đó thường là các hóa chất và thường dùng để tiêu độc các vật liệu không phải là cơ thể người và động thực vật. Các chất tiêu độc không diệt được bào tử và một số vi sinh vật, vì vậy không thể dùng để tiệt khuẩn.

Vệ sinh, tiêu độc vệ sinh (sanitization) có liên quan mật thiết với tiêu độc. Trong quá trìnhtiêu độc vệ sinh số lượng vi sinh vật giảm xuống tới từ mức an toàn trở xuống đối với sức khỏe công cộng, tức là đạt đến tiêu chuẩn vệ sinh. Các chất tiêu độc vệ sinh (sanitizer) thường được dùng để làm sạch môi trường và các vật dụng không phải cơ thể người và động thực vật.

khu trung phong oc
Hình ảnh: Khử trùng phòng ốc

Phòng thối, sát trùng (antisepsis) là dùng hóa chất để khống chế vi sinh vật sự sinh trưởng của vi sinh vật trên các tổ chức sinh vật (các mô). Gốc Hy Lạp , anti là đối kháng, sepsis là nhiễm trùng máu. Chất phòng thối (antiseptic) nhiều người gọi là chất sát trùng là chưa chính xác, dễ nhầm với chất diệt khuẩn (sterilant). Tuy nhiên, hiện này người ta sử dụng thuật ngữ Sát trùng là chủ yếu. Sử dụng chất phòng thối để phòng nhiễm khuẩn, mưng mủ nhờ tiêu diệt hay ức chế vi sinh vật gây bệnh, ngăn ngừa sự sinh trưởng của vi sinh vật trên các mô của sinh vật, giảm thiểu tổng số vi sinh vật. Độc tính của chất phòng thối thấp hơn chất tiêu độc là vì cần tránh việc làm chết quá nhiều tế bào của các mô.

Chất sát trùng (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mô bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.

Diệt khuẩn (Decontamination) là tất cả các dạng ở trên. Diệt khuẩn là bất cứ hành động nào làm giảm số lượng vi sinh vật để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Sự phù hợp của quy trình diệt khuẩn phụ thuộc vào từng yêu cầu cự thể. Ví dụ: thiết bị phẩu thuật thì phải tiệt trùng, nhưng cấp độ này thì không yêu cầu đối với bề mặt tiếp xúc môi trường như tường và sàn.

Giải thích thêm việc phân loại bằng tiếng anh và hình minh họa:

Phân biệt khái niệm diệt khuẩn, tiệt trùng, khử trùng
Hình ảnh: Phân biệt khái niệm diệt khuẩn, tiệt trùng, khử trùng

Disinfection – the elimination of virtually all pathogenic microorganisms on inanimate objects with the exception of large numbers of bacterial endospores, reducing the level of microbial contamination to an acceptably safe level

Antisepsis – the application of a chemical to living tissue to prevent infection.

Decontamination – all of the above. Decontamination is any activity that reduces the microbial lode to prevent inadvertent contamination or infection. The appropriateness of a decontamination procedure is situation dependent. For example, surgical instruments must be sterile but this level of microbial killing is unnecessary for Environmental surfaces such as floors and walls.

Tiệt trùng (sterilization) là các biện pháp loại bỏ hoàn toàn hoặc phá huỷ mọi dạng sống của vi sinh vật. Quá trình này được thực hiện bằng phương pháp hoá học hoặc lý học, bằng nhiệt khô, nhiệt ướt hoặc khí ethylene oxide (EO). Khi hoá chất được sử dụng cho mục đích phá huỷ mọi dạng sống của vi sinh vật bao gồm cả nha bào và nấm thì hoá chất đó được gọi là chất tiệt khuẩn. Nếu cũng các hoá chất đó được sử dụng trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn hơn thì nó là chất khử khuẩn.

Khử nhiễm khuẩn (decontamination) là khái niệm chung cho quá trình loại bỏ gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn vi sinh vật, trừ các dạng nha bào bằng cách ngâm dụng cụ vào trong dung dịch hoá chất hoặc bằng phương pháp Pasteus. Theo định nghĩa khử nhiễm khuẩn không giống tiệt trùng ở chỗ nó không diệt được nha bào. Tuy nhiên, một số chất khử nhiễm khuẩn mới vẫn có thể diệt được nha bào nếu thời gian tiếp xúc đủ lâu (6 – 10 giờ). Như vậy, sản phẩm này được gọi là chất tiệt trùng.

khu trung san nha
Hình ảnh: khử trùng sàn

Vô trùng (aspetic) là một quá trình ngăn chặn hay dự phòng sự xâm phạm của vi sinh vật đến các dụng cụ chuyên môn, tới phòng mổ, buồng tiêm, buồng thay băng, buồng pha chế thuốc hoặc vết thương, vết mổ…

Khử trùng (disinfection) là các biện pháp dùng hoá chất nhằm phá huỷ vi sinh vật có trên các dụng cụ, làm cho các dụng cụ đó trở nên an toàn khi xử lý chúng.

Sát trùng (aetiseptic) là dùng các hoá chất để phá huỷ vi sinh vật, nhưng thực hiện trên tổ chức sống (trên da, răng, miệng) và trên các dụng cụ. Các hoá chất này tương đối ít độc hơn chất dùng để tẩy uế.

Làm sạch (cleaning) là quá trình loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai ra khỏi dụng cụ, thường được thực hiện bằng nước và xà phòng. Làm sạch hay vệ sinh được thực hiện trước mọi quá trình khử khuẩn như: khử trùng, sát trùng, tẩy uế (khử độc)

so sanh lam sach ve sinh khu trung
Hình ảnh: so sánh làm sạch, vệ sinh, khử trùng

2. Kỹ thuật tiệt trùng

2.1. Khí nóng khô (Tủ sấy)

2.1.1. Chỉ định

Dùng để tiệt trùng các dụng cụ mà không thể cháy được, thường là dụng cụ thuỷ tinh như ống nghiệm, ống hút, hộp lồng petri…

2.1.2. Nguyên lý

Ở 170°c – 180°c/1 giờ hoặc 160°C/2 giờ tất cả các vi khuẩn và nha bào đều bị diệt.

2.1.3. Thời hạn sử dụng sau khi sấy khô

Dụng cụ sấy vô trùng có thể dùng trong 7 ngày. Khi để quá thời gian phải sấy lại.

2.1.4. Bảo quản tủ sấy

Lau chùi thường xuyên 1 tuần /1 lần

2.2. Nhiệt ướt dưới áp lực cao (dùng lò hấp ướt Autociave)

2.2.1. Chỉ định

Đây là phương pháp khử trùng rất tốt và thường được dùng tại các bệnh viện, các phòng thí nghiệm và các cơ sở y tế để khử trùng dụng cụ kim loại, cao su, nhựa, băng gạc, môi trường, hoá chất…

2.2.2. Nguyên lý

Trong một lò kín không có không khí, chỉ có hơi nước, khi áp lực hơi nước tăng thì nhiệt độ cũng tăng theo một tương quan nhất định. Khi nhiệt độ duy trì ở 110 -121°c/ 30 phút, tương ứng với áp lực 1-1,2 atmotphe các vi khuẩn và nha bào đều bị diệt.

2.2.3. Hạn sử dụng sau khi hấp ướt

Dụng cụ hấp ướt chỉ dùng trong 3 ngày. Môi trường trong bình kín hoặc ống nghiệm có thể giữ được một tuần.

tiệt trùng đồ đạc
Hình ảnh: tiệt trùng đồ đạc

2.3. Tia Gamma

2.3.1. Chỉ định

Tiệt trùng các dụng cụ bông băng trong các túi đóng sẵn, chỉ katgut, catheter.

2.3.2. Nguyên lý

Bức xạ ion hoá giàu năng lượng có thể giết chết vi sinh vật.

2.4. Ethylenoxid và formaldehyd

2.4.1. Chỉ định

Ethylenoxid là một chất độc, gây dị ứng, kích thích niêm mạc mạnh và dễ cháy, ngoài ra nó còn là chất gây ung thư. Khi sử dụng phải hết sức thận trọng.

2.4.2. Nguyên lý

Dựa trên phản ứng hoá học, nhờ hoạt tính của nguyên tử oxy trong cấu tạo phân tử của ethylenoxid (CH2OCH2).

2.5. Tanh-dan (Tyndan)

Đun cách thuỷ <100°c 3 lần liên tiếp cách nhau 12 – 24 giờ, mỗi lần 15 – 50 phút. Dùng tiệt trùng ở những chất dễ bị hỏng hoặc giảm chất lượng ở 100°c.

2.6. Lọc vô trùng

Dùng cho vacxin, huyết thanh và các dung dịch nhạy cảm nhiệt độ.

3. Kỹ thuật khử trùng

3.1. Biện pháp vật lý

3.1.1. Hơi nước nóng (luộc sôi)

– Chỉ định: Khử trùng bơm kim tiêm, dụng cụ tiểu phẫu thuật. Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh.

– Nguyên lý: Hơi nước nóng 80-100°C có thể giết được các tế bào sinh trưởng ở trạng thái tự do trong vài phút. Khử trùng bằng cách đun sôi ở 100°C/30 phút.

3.1.2. Đốt

– Lò đốt nhỏ để đốt xác động vật thí nghiệm, bông gạc bẩn.

– Cồn đốt các dụng cụ tiểu phẫu thuật.

– Đèn cồn, đèn gaz khử trùng miệng ống nghiệm, đầu que cấy.

3.1.3. Tia cực tím (U.V)

– Chỉ định: khử trùng không khí phòng mổ, phòng vô trùng, nước. Tia cực tím có thể gây viêm kết mạc và giác mạc.

– Nguyên lý: tia cực tím (U.V) bước sóng 13,6 – 400nm, nhất là 257nm, có tác dụng khử tràng. Liều 100 – 500 Wsec/cm2 diệt được 90% các loài vi khuẩn, không diệt được nha bào và bào tử nấm.

– Cơ chế tác dụng: cấu trúc các phân tử của vi sinh vật như acid nucleic bị biến đổi khi hấp thụ bức xạ này, dẫn đến đột biến làm hỏng chất liệu di truyền và chết.

3.2. Biện pháp hóa học

3.2.1. Cồn

– Cồn không diệt được nha bào. Tác dụng với virus còn có nhiều ý kiến khác nhau. Thường dùng dung dịch ethanol 80%, iopropaeol 70% và propanol 60% để khử trùng da, bàn tay trong phẫu thuật và vệ sinh phòng bệnh. Những dung dịch đặc hơn do hút nước trong tế bào ra mạnh nên hiệu quả kém hơn.

– Ưu điểm là thời gian tác dụng ngắn, có khả năng thấm vào da kể cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Nhược điểm là bay hơi nhanh và dễ cháy.

Khử trùng tay bằng cồn
Hình ảnh: Khử trùng tay bằng cồn

3.2.2. Phenol và các dẫn xuất của phenol

– Thường dùng dung dịch phenol 0,5-4%.

– Không diệt được nha bào và viras nhưng vững bền so với các chất sát khuẩn khác.

– Phenol có thể ăn mòn da, niêm mạc và gây độc thần kinh.

3.2.3. Nhóm Halogen

Phản ứng oxy hoá xảy ra nhanh và không quay trở lại. Halogen hoá chậm hơn, không mạnh bằng. Những phản ứng này xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, sẽ làm giảm hoạt tính sát khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hoá và halogen hoá khác, nhất là amoniac.

Halogen có phổ tác dụng rộng và tác dụng trong thời gian ngắn. Nhược điểm là phản ứng không đặc hiệu xảy ra rất nhanh với nhiều chất hữu cơ khác nhau, hiệu quả khử trùng kém khi vật khử trùng dính nhiều đờm, mủ… Khí clo có tính độc, có thể dị ứng với iốt.

– Clo để thanh khuẩn nước ăn.

– Clorua vôi khử trùng chất nôn, chất thải.

– Chloramin tinh kiết 1% để khử trùng bàn tay trong 5 phút.

– Chloramin 1% để khử trùng dụng cụ phải ngâm trong 20 phút.

– Chloramin 1,5-2,5% để khử trùng đồ vải và tẩy uế trong 2-12 giờ.

– Dung dịch iốt (betadin) và dung dịch cồn iốt 7%, KI 3%, cồn 90° được sử dụng nhiều để sát trùng da.

3.2.4. Muối kim loại nặng

– Tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus và khả năng diệt các vi khuẩn kháng acid yếu.

– Phenol borat thuỷ ngân để sát trùng vết thương, da và niêm mạc.

– Thuốc nhỏ mắt Argerol có muối bạc.

3.2.5. Aldehyd

– Quan trọng nhất là Formaldehyd (Formon) dung dịch 0,5-5,0% và khí 5g/cm .

– Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Nếu đủ thời gian và nhiệt độ cao còn diệt được cả nha bào.

– Formaldehyd kích thích da và niêm mạc, có thể dẫn tới dị ứng và gây ung thư.

+ Dung dịch nước để lau chùi sàn nhà và đồ dùng.

+ Khí dùng để khử trùng không khí và máy móc lớn.

3.2.6. Các chất oxy hoá

Oxy già (H2O2), thuốc tím (KMnO4) và xanh methylen được pha thành dung dịch lỏng, dùng làm chất sát khuẩn bôi ngoài da.

3.2.7. Acid và bazơ

Acid và bazơ có tác dụng diệt khuẩn vì tính điện phân thành H+ và OH-.

Khử trùng (decontamination)

Thông qua bài viết này, công ty vệ sinh TKT Cleaning rất mong muốn để các bạn có thêm kiến thức vệ ngành vệ sinh công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Nếu bạn đang có những lo ngại về môi, trường, không khí văn phòng, công ty, tòa nhà, trường học… bạn trong mùa dịch Covid-19 (2019-nCoV, Corona, SARS-CoV-2). Bạn lo lắng về sự lây lan giữa nhân viên, khách hàng… hay liên hệ với dịch vụ phun khử trùng, diệt trùng vi khuẩn, vi rút, vi trùng… của TKT Cleaning. Tư Vấn: 09.38.17.22.94 hoặc 028.66.830.930). Hoặc chi tiết tại: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-khu-trung-van-phong-cong-ty/

Video phun xịt khử trùng tại văn phòng

Nguồn: công ty vệ sinh TKT Cleaning

Công ty Chăm Sóc Công Trình - Chuyên Nghiệp tại TPHCM

Visit Website
2 Comments
  • nguyễn ngọc thông

    Trả lời

    Tháng Mười Hai 10, 2015 at 11:57 sáng

    cho em hỏi chút ạ.
    như vậy nhiệt ướt dưới áp lực cao là khử trùng, nhưng trong thời gian lâu dài thì vẫn có thể là tiệt trùng phải không ạ?

    • TKTG

      Trả lời

      Tháng Mười Hai 20, 2015 at 9:01 chiều

      Phải đi vào từng lĩnh vực cụ thể, trong từng điều kiện và thông số cụ thể mới kết luận được. VD: Nhiệt độ cao, áp suất cao, thời gian ngắn cũng có thể trở thành tiệt trùng được.

      Write a comment

      Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

      All in one
      09.38.17.22.94