Icon close

Trong ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người, việc tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn vệ sinh nhà xưởng GMP (Good Manufacturing Practice) là yêu cầu bắt buộc. Trong đó, GMP đưa ra các quy định chặt chẽ liên quan đến việc vệ sinh nhà xưởng nhằm đảm bảo môi trường sản xuất luôn sạch sẽ, an toàn cho sản phẩm và người lao động. Vậy quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP là gì? Cùng TKT Company tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

Tiêu chuẩn GMP là gì?

GMP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Manufacturing Practice”, hay còn được hiểu là “Thực hành sản xuất tốt“. Đây là một tiêu chuẩn an toàn vệ sinh được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm,….với mục đích kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Theo đó, tiêu chuẩn GMP bao gồm những quy tắc về việc đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu xây lắp nhà xưởng, các trang thiết bị chế biến cho đến quá trình sản xuất, đóng gói cũng như yếu tố con người trong suốt quá trình gia công, chế biến.

Khái niệm tiêu chuẩn GMP

GMP là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh được áp dụng đối với cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm

Sau đây là một số tiêu chuẩn chính trong quy trình về dịch vụ vệ sinh nhà xưởng chuẩn theo GMP:

Thiết kế và xây dựng nhà xưởng

  • Nhà xưởng phải được thiết kế và xây dựng sao cho dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
  • Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ vật liệu không độc hại, không thấm nước và dễ dàng làm sạch.
  • Hệ thống thoát nước phải được thiết kế sao cho tránh tình trạng ứ đọng nước.

Kiểm soát vệ sinh cá nhân

  • Nhân viên làm việc trong nhà máy phải được huấn luyện về vệ sinh cá nhân và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trang phục bảo hộ như: mũ, khẩu trang, găng tay, áo khoác, giày dép,…
  • Nhân viên phải rửa tay sạch sẽ trước khi vào khu vực sản xuất và sau khi ra khỏi khu vực.

Quản lý vệ sinh nhà xưởng

  • Nhà xưởng phải có quy trình vệ sinh định kỳ và chi tiết cho từng khu vực.
  • Các công cụ và thiết bị làm sạch phải được bảo quản đúng cách và sử dụng riêng cho từng khu vực để tránh lây nhiễm chéo.

Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

  • Nhà máy phải được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại bằng cách lắp đặt các hệ thống chống côn trùng, bẫy và các biện pháp phòng ngừa khác.

Quản lý chất thải

  • Chất thải phải được thu gom và xử lý kịp thời, đúng cách để tránh gây ô nhiễm và phát sinh vi khuẩn.
  • Các khu vực chứa chất thải phải được thiết kế sao cho không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất và dễ dàng vệ sinh.

Bảo dưỡng và làm sạch thiết bị

  • Thiết bị sản xuất phải được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt và tránh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Các dụng cụ vệ sinh phải được làm sạch sau mỗi lần sử dụng và bảo quản ở nơi sạch sẽ.

Kiểm soát nguồn nước

  • Nước sử dụng trong sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng và không chứa các chất gây ô nhiễm.
  • Hệ thống cấp nước và thoát nước phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chất lượng nước.
Kiểm soát nguồn nước theo tiêu chuẩn GMP

Kiểm soát nguồn nước theo tiêu chuẩn GMP

Nhìn chung, tuân thủ tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Việc này không chỉ nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp mà còn giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Những đối tượng áp dụng tiêu chuẩn GMP

Hiện nay, tiêu chuẩn GMP là một phần cơ bản trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và là cơ sở để phát triển hệ thống HACCP, ISO 22000. Tại Việt Nam, quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là những ngành có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của người tiêu dùng như:

  • Ngành dược phẩm: Bao gồm các nhà máy sản xuất thuốc, cơ sở nghiên cứu và phát triển dược phẩm và các đơn vị phân phối thuốc.
  • Ngành thực phẩm và đồ uống: Các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy sản xuất nước giải khát và các cơ sở chế biến thực phẩm chức năng.
  • Ngành mỹ phẩm: Các nhà máy sản xuất mỹ phẩm, các cơ sở nghiên cứu và phát triển mỹ phẩm.
  • Ngành thiết bị y tế: Các nhà máy sản xuất thiết bị y tế, các cơ sở nghiên cứu và phát triển thiết bị y tế.
  • Ngành thức ăn chăn nuôi: Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và các cơ sở sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi.
  • Ngành hóa chất: Các nhà máy sản xuất hóa chất, các cơ sở nghiên cứu và phát triển hóa chất sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các ngành công nghiệp khác.
  • Ngành sản xuất bao bì: Các nhà máy sản xuất bao bì cho thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm và thiết bị y tế phải tuân thủ tiêu chuẩn GMP để đảm bảo bao bì không gây ô nhiễm cho sản phẩm bên trong.
Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn GMP

Tiêu chuẩn GMP thường được áp dụng cho lĩnh vực sản xuất liên quan đến sức khoẻ con người

Quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn GMP

Với những yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp uy tín và chuyên nghiệp như hiện nay, quy trình vệ sinh nhà xưởng tiêu chuẩn GMP sẽ bao gồm đa dạng hạng mục công việc nhằm đảm bảo môi trường sản xuất luôn được duy trì ở mức sạch sẽ tối đa. Sau đây là các bước cơ bản trong quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP.

Bước 1: Thiết lập quy định và hướng dẫn vệ sinh

Ở bước đầu tiên, đội ngũ vệ sinh cần triển khai chi tiết các quy định và hướng dẫn vệ sinh nhà xưởng trong GMP bao gồm:

  • Mục đích và yêu cầu của việc vệ sinh nhà xưởng.
  • Phạm vi và tần suất vệ sinh nhà xưởng từng khu vực.
  • Phương pháp, vật dụng và dụng cụ vệ sinh.
  • Hóa chất vệ sinh, cách sử dụng và bảo quản.
  • Biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động và môi trường khi tham gia vệ sinh.

Bước 2: Dọn dẹp

  • Dọn dẹp bề mặt sàn, tường, trần, cửa và cửa sổ.
  • Thu gom và loại bỏ rác thải, vật dụng không cần thiết ra khỏi khu vực cần vệ sinh.
  • Lau chùi và làm sạch các bề mặt bằng bàn chải, bàn lau và khăn lau.

Bước 3: Rửa sạch

  • Rửa sạch các bề mặt bằng nước và hóa chất vệ sinh phù hợp sau khi đã lau chùi.
  • Chú trọng làm sạch các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, thiết bị sản xuất và khu vực lưu trữ.

Bước 4: Sát khuẩn

  • Thực hiện sát khuẩn bằng hóa chất khử trùng hoặc ánh sáng UV.
  • Đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh, giúp bảo đảm an toàn và chất lượng sản phẩm.

Bước 5: Kiểm tra

Kiểm tra là một bước không thể thiếu trong quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP. Việc này giúp đảm bảo rằng khu vực vệ sinh đã được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn và đạt hiệu quả làm sạch toàn diện. Trong quá trình kiểm tra, đội ngũ vệ sinh cần đảm bảo không còn bụi bẩn, rác thải, hoặc bất kỳ tác nhân gây bệnh nào còn tồn tại trong khu vực. Nếu phát hiện bất kỳ sơ sót nào, đội ngũ cần tiến hành vệ sinh lại để đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối.

Bước 6: Ghi nhận

Việc ghi nhận thông tin liên quan đến quá trình vệ sinh sẽ giúp cho việc theo dõi, kiểm tra và cải thiện quy trình trở nên hiệu quả hơn. Thông qua việc ghi nhận, các công ty vệ sinh sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu của dịch vụ, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp.

Quy trình vệ sinh nhà máy, nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Quy trình vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP thường bao gồm đa dạng hạng mục công việc

Những quy tắc cần tuân thủ khi vệ sinh nhà xưởng nhà máy chuẩn GMP

Để đảm bảo việc vệ sinh được thực hiện một cách hiệu quả và tuân thủ đúng tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice), đội ngũ nhân viên vệ sinh bắt buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh cụ thể dưới đây:

Vệ sinh khô trước ướt sau

Trước khi tiến hành vệ sinh ướt (lau rửa bằng nước và chất tẩy rửa), các nhân viên vệ sinh phải đảm bảo đã thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh khô. Điều này bao gồm việc quét dọn sạch sẽ rác thải, bụi bẩn trên sàn nhà, trần nhà và các thiết bị sản xuất. Thực hiện vệ sinh khô kỹ lưỡng sẽ giúp loại bỏ triệt để mảnh vụn, tránh gây lan truyền bụi bẩn trong quá trình vệ sinh ướt.

Quy tắc vệ sinh theo tiêu chuẩn GMP là vệ sinh khô trước khi vệ sinh ướt

Vệ sinh khô trước ướt sau là nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý trong vệ sinh nhà xưởng GMP

Vệ sinh từ trên xuống dưới

Vệ sinh từ trên cao xuống dưới thấp là quy tắc bắt buộc phải tuân thủ trong quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP. Cụ thể, các bước vệ sinh sẽ diễn ra theo trình tự: vệ sinh trần nhà và các khu vực có thiết bị treo tường như: hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị đường ống gắn trên cao,…; tiếp theo vệ sinh các bề mặt tường, cửa, cửa sổ; cuối cùng là vệ sinh sàn nhà. Quy tắc này nhằm tránh tình trạng mảnh vụn rơi từ trên cao làm bẩn trở lại khu vực đã được vệ sinh sạch sẽ ở bên dưới. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tất cả bề mặt được làm sạch một cách toàn diện.

Vệ sinh từ trong ra ngoài

Đối với các khu vực sản xuất trực tiếp, việc làm sạch phải được thực hiện từ bên trong di chuyển dần ra phía ngoài. Cụ thể, đội ngũ nhân viên sẽ bắt đầu vệ sinh từ khu vực xử lý nguyên liệu, trang thiết bị sản xuất, sau đó mới đến khu vực kho nguyên liệu, khu đóng gói và kết thúc ở khu vực kho thành phẩm.

Quy tắc vệ sinh từ trong ra ngoài theo tiêu chuẩn GMP

Làm sạch từ trong ra ngoài là nguyên tắc quan trọng cần lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng

Vệ sinh một chiều

Quy tắc cuối cùng trong vệ sinh nhà xưởng GMP là việc làm sạch phải được thực hiện theo một chiều nhất định để tránh di chuyển qua lại nhiều lần cùng một nơi. Theo đó, nhân viên có thể bắt đầu vệ sinh từ góc này và di chuyển dần về phía góc đối diện. Quy tắc này giúp ngăn chặn việc lây lan bụi bẩn sang các khu vực đã được vệ sinh trước đó và giữ cho không gian luôn sạch sẽ.

Những hạng mục vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP

Để đáp ứng các tiêu chuẩn GMP trong ngành sản xuất thực phẩm, việc vệ sinh nhà xưởng cần phải tuân thủ các hạng mục làm sạch quan trọng bao gồm:

  • Vệ sinh sàn nhà: Sàn nhà phải được làm sạch và khử trùng thường xuyên bằng các hóa chất vệ sinh chuyên dụng, đặc biệt là các khu vực sản xuất và đóng gói.
  • Lau chùi tường và trần nhà: Tường và trần phải được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn tích tụ, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.
  • Làm sạch hệ thống thông gió và lọc không khí (HVAC): Các hệ thống HVAC phải được bảo trì và làm sạch theo lịch trình để đảm bảo chất lượng không khí trong nhà xưởng.
  • Vệ sinh thiết bị sản xuất: Tất cả thiết bị sản xuất cần được tháo rời, làm sạch và khử trùng triệt để giữa các đợt sản xuất để ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo.
  • Khử khuẩn khu vực chờ và kho nguyên liệu: Các khu vực này phải được vệ sinh và khử trùng thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng và các tác nhân gây bệnh.
  • Làm sạch khu vực đóng gói và kiểm tra chất lượng: Đây là 2 khu vực quan trọng cần tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm.
  • Vệ sinh khu vực vệ sinh cá nhân: Các khu vực vệ sinh cá nhân như phòng thay đồ, nhà vệ sinh phải được vệ sinh và khử trùng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho nhân viên.

Tóm lại, việc tuân thủ nghiêm ngặt các hạng mục vệ sinh nhà xưởng chuẩn GMP là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như bảo vệ sức khỏe của nhân viên và người tiêu dùng.

Hạng mục vệ sinh trần nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Vệ sinh trần nhà là một trong những hạng mục quan trọng trong vệ sinh nhà xưởng GMP

Thiết bị, dụng cụ và hóa chất sử dụng vệ sinh nhà xưởng, nhà máy

Việc duy trì một môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn là điều vô cùng quan trọng trong các nhà xưởng, nhà máy sản xuất. Để đạt được hiệu quả làm sạch tối đa, việc sử dụng những trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất dành riêng cho công tác vệ sinh là điều không thể thiếu. Sau đây là một số máy móc vệ sinh hiện đại và hoá chất chuyên dụng thường được dùng trong quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP:

Thiết bị – Máy móc

Trong quá trình vệ sinh nhà xưởng và nhà máy, việc sử dụng các thiết bị máy móc phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Các thiết bị máy móc thường được sử dụng trong vệ sinh nhà xưởng và nhà máy bao gồm:

  • Máy hút bụi công nghiệp: Dùng để hút sạch bụi bẩn và rác thải từ sàn nhà và các bề mặt khác trong nhà xưởng, giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn.
  • Máy rửa sàn công nghiệp: Sử dụng để rửa sạch sàn nhà, giúp loại bỏ triệt để bụi bẩn và dầu mỡ tích tụ.
  • Máy phun nước áp lực cao: Dùng để phun nước áp lực cao để làm sạch các bề mặt dễ bám dính như máy móc, thiết bị trong khu vực sản xuất.
Thiết bị và máy móc vệ sinh theo tiêu chuẩn GMP

Máy rửa sàn Lavor công nghệ cao mang đến hiệu quả làm sạch toàn diện

Dụng cụ

Việc sử dụng các dụng cụ vệ sinh phù hợp là bước không thể thiếu để đảm bảo quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP được thực hiện một cách hiệu quả. Sau đây là một số dụng cụ vệ sinh phổ biến thường được sử dụng:

  • Xe đẩy 3 tầng, xe quét rác vệ sinh công cộng: Xe đẩy 3 tầng và xe quét rác giúp di chuyển dụng cụ và thu gom rác thải nhanh chóng, thuận tiện trong quá trình vệ sinh.
  • Khăn lau, cây lau kính, cây lau sàn khô và ướt: Sử dụng khăn lau đa năng, cây lau kính, và cây lau sàn để đảm bảo mọi bề mặt, từ sàn nhà đến cửa kính, luôn sạch sẽ và an toàn.
  • Chổi quét bụi trần: Chổi quét bụi trần giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên trần nhà, đảm bảo không gian làm việc luôn sạch sẽ, không gây ảnh hưởng đến sản xuất.
  • Đồ hốt rác chuyên dụng cho nhà xưởng: Đồ hốt rác chuyên dụng giúp thu gom rác thải một cách hiệu quả, giữ cho nhà xưởng luôn gọn gàng và ngăn nắp, đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
  • Xô đựng dung dịch vệ sinh: Xô đựng dung dịch vệ sinh giúp lưu trữ và pha các loại dung dịch làm sạch, đảm bảo việc vệ sinh được thực hiện đúng cách và hiệu quả.

Hóa chất

Để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và vi khuẩn, đội ngũ nhân viên vệ sinh thường sử dụng một số loại hoá chất vệ sinh chuyên dụng như:

  • Nước lau kính, lau sàn: Sử dụng nước lau kính và lau sàn chuyên dụng để làm sạch và bảo vệ bề mặt, giữ cho nhà xưởng luôn sáng bóng và an toàn.
  • Dung dịch vệ sinh toilet, hóa chất khử mùi, khử khuẩn: Các dung dịch này giúp làm sạch và khử mùi hiệu quả, duy trì môi trường vệ sinh và an toàn trong nhà xưởng.
  • Nước bảo dưỡng sàn: Nước bảo dưỡng sàn giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của sàn nhà xưởng, đảm bảo bề mặt luôn trong tình trạng tốt nhất.
  • Dung dịch đánh bóng sàn và kim loại: Dung dịch này giúp sàn và các bề mặt kim loại luôn sáng bóng, tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo vệ sinh.
  • Dung dịch sát khuẩn: Dung dịch sát khuẩn được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và vi rút, đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và sạch sẽ.
  • Nước tẩy rỉ sét: Nước tẩy rỉ sét giúp loại bỏ các vết rỉ sét trên bề mặt kim loại, duy trì độ bền và vẻ ngoài của các thiết bị trong nhà xưởng.
Những hóa chất vệ sinh nhà máy và nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Sử dụng hoá chất vệ sinh chuyên dụng để làm sạch mọi vết bẩn “cứng đầu”

Những lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng đạt tiêu chuẩn GMP

Khi thực hiện vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP, có một số lưu ý quan trọng cần được xem xét để đảm bảo chất lượng sản phẩm và duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn cho nhân viên. Cụ thể:

  • Sử dụng đúng loại thiết bị, dụng cụ và hóa chất được chấp thuận cho việc vệ sinh nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP. Các chất tẩy rửa và khử trùng phải đáp ứng yêu cầu về an toàn và không gây nhiễm khuẩn đến sản phẩm.
  • Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh nhà xưởng tiêu chuẩn GMP. Theo đó, các khu vực sản xuất phải được vệ sinh và khử trùng thường xuyên theo lịch trình định kỳ.
  • Đảm bảo trang phục bảo hộ lao động như quần áo, mũ, khẩu trang, găng tay được làm sạch kỹ lưỡng trước khi thực hiện quy trình vệ sinh.
  • Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nhiễm bẩn trong khu vực vệ sinh bao gồm ngăn ngừa bụi bẩn, hóa chất và vi sinh vật từ khu vực chưa vệ sinh lan truyền sang khu vực đã vệ sinh.
  • Ghi chép và lưu giữ đầy đủ hồ sơ vệ sinh theo yêu cầu của GMP. Các hồ sơ này phải chứng minh được việc vệ sinh đã thực hiện đúng theo quy trình và đạt tiêu chuẩn yêu cầu.
  • Đào tạo và huấn luyện đầy đủ cho nhân viên vệ sinh về các quy trình, kỹ thuật vệ sinh và an toàn lao động theo tiêu chuẩn GMP.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì và làm sạch trang thiết bị, máy móc vệ sinh để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Những lưu ý khi vệ sinh nhà máy và nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP

Cần xem xét những lưu ý quan trọng trước khi thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP

Sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà xưởng, nhà máy ở đâu chuyên nghiệp?

Vệ sinh nhà xưởng, nhà máy là một công việc đòi hỏi sự chuyên nghiệp, tỉ mỉ và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Vì vậy, để đảm bảo việc vệ sinh được thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp nên lựa chọn sử dụng dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp từ các đơn vị uy tín đã có thâm niên trong lĩnh vực vệ sinh công nghiệp.

Tại Việt Nam, TKT Company nổi tiếng là một trong những đơn vị hàng đầu đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vệ sinh nhà xưởng, nhà máy chuyên nghiệp. Điểm mạnh của TKT chính là đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên sâu về quy trình vệ sinh nhà xưởng GMP và hệ thống trang thiết bị vệ sinh hiện đại. Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm khi mọi hạng mục vệ sinh luôn được thực hiện khoa học và đạt tiêu chuẩn GMP.

Không chỉ cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng, TKT còn sẵn sàng phục vụ nhiều nhu cầu khác về dịch vụ vệ sinh cho doanh nghiệp bao gồm: vệ sinh siêu thị, vệ sinh tòa nhà, vệ sinh chung cư, vệ sinh nhà sau xây dựng, tổng vệ sinh,… Với phương châm “Chuyên nghiệp – Tin cậy – Hiệu quả” cùng bề dày kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên TKT luôn nỗ lực cập nhật các quy trình, kỹ thuật mới nhất để mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng.

Nếu quý khách đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng GMP uy tín, chuyên nghiệp thì hãy liên hệ với TKT Company ngay hôm nay để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà máy và nhà xưởng theo tiêu chuẩn GMP tại TKT Company

TKT Company – Công ty chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng, nhà máy chuyên nghiệp

Có thể thấy, vệ sinh nhà xưởng GMP là một quy trình quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên của TKT Company sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và áp dụng quy trình vệ sinh hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm và môi trường làm việc cho nhân viên.

TIN TỨC

Tin tức nổi bật

Xem thêm tin tức
Icon ornament

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký để nhận Cập Nhật mới nhất về chương trình Khuyến Mại và Kiến Thức Khoa Học về chăm sóc công trình

Icon ornament