Vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa không khí là một phần cực kỳ quan trọng. Vì dàn coil trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm đảm nhận vai trò trao đổi nhiệt để làm mát hoặc sưởi ấm không khí. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, bụi bẩn, dầu mỡ, và vi khuẩn có thể tích tụ trên bề mặt dàn coil. Điều này làm giảm hiệu suất hoạt động và ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Do đó, việc vệ sinh dàn coil định kỳ không chỉ duy trì hiệu quả làm việc của hệ thống mà còn bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Hãy cùng TKT Company tìm hiểu quy trình vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa chuẩn xác, giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo môi trường không khí luôn sạch sẽ, an toàn.
Bài viết liên quan: Phương pháp vệ sinh bộ ngưng tụ trong hệ thống điều hòa
1. Giới thiệu dàn coil hệ thống điều hòa
1.1 Dàn coil hệ thống điều hòa không khí là gì?
Dàn coil hệ thống điều hòa (hay HVAC Coil) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí và các thiết bị làm mát. Nó chịu trách nhiệm trao đổi nhiệt để làm mát hoặc làm ấm không khí. Dàn coil thường được làm từ các vật liệu dẫn nhiệt tốt như đồng hoặc nhôm. Và có thiết kế dạng ống cuộn hoặc ống thẳng được bao quanh bởi các lá tản nhiệt.
1.2 Cấu tạo dàn coil
Dàn coil thường được cấu tạo từ các vật liệu dẫn nhiệt tốt như:
- Ống dẫn nhiệt: Thường làm bằng đồng để đảm bảo khả năng dẫn nhiệt tốt.
- Lá tản nhiệt: Được làm từ nhôm, có thiết kế dạng cánh mỏng để tăng diện tích tiếp xúc với không khí.
- Khung bảo vệ: Giữ cố định các bộ phận và bảo vệ dàn coil khỏi va đập.
1.3 Phân loại dàn coil hệ thống điều hòa không khí
Dàn coil điều hòa không khí thường có 2 loại chính dựa trên chức năng của chúng trong quá trình làm mát hoặc sưởi ấm không khí:
Dàn nóng (Condenser Coil):
- Vị trí: Nằm ở bộ phận bên ngoài của hệ thống điều hòa không khí.
- Cấu tạo: Dàn coil làm nóng (hay còn gọi là dàn ngưng) thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Nó có cấu trúc tương tự dàn bay hơi, nhưng sẽ có kích thước lớn hơn và thiết kế để tản nhiệt ra ngoài không gian.
- Chức năng: Dàn coil làm nóng chịu trách nhiệm chuyển nhiệt từ chất làm lạnh ra ngoài môi trường. Quá trình này xảy ra khi chất làm lạnh nhận nhiệt từ không khí hoặc từ không gian trong phòng và giải phóng nhiệt ra ngoài môi trường, giúp hệ thống sưởi ấm không gian trong mùa lạnh.
Dàn lạnh (Evaporator Coil):
- Vị trí: Nằm bên trong hoặc không gian cần làm mát.
- Cấu tạo: Dàn coil làm lạnh (hay còn gọi là dàn bay hơi) thường được thiết kế với các ống đồng hoặc ống nhôm. Và lá tản nhiệt làm bằng nhôm hoặc đồng để tăng diện tích tiếp xúc với không khí, giúp quá trình trao đổi nhiệt hiệu quả hơn.
- Chức năng: Làm lạnh không khí trong hệ thống điều hòa không khí. Dàn coil làm lạnh nhận nhiệt từ không khí và chuyển nó vào chất làm lạnh (gas lạnh). Sau đó nhiệt được loại bỏ qua dàn ngưng.
2. Quy trình vệ sinh dàn coil điều hòa cơ bản
Bước 1: Kiểm tra trạng thái hoạt động của dàn quạt coil
Trước khi bắt đầu vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa. Bạn cần khởi động dàn quạt coil để kiểm tra xem hệ thống có hoạt động bình thường hay không. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như tiếng ồn lạ, quạt không quay hoặc có sự cố khác. Trưởng nhóm thi công cần lập phiếu xác nhận lỗi và ghi lại thông tin chi tiết. Sau khi xác nhận không có sự cố, quá trình vệ sinh mới được phép tiếp tục.
Bước 2: Tháo lưới thông gió hồi và bộ lọc
- Lưới thông gió hồi và bộ lọc cần được tháo rời và làm sạch trước khi vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa không khí.
- Dùng máy hút bụi công suất lớn để làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt của lưới thông gió và bộ lọc. Việc làm sạch này giúp tăng hiệu quả trao đổi nhiệt của hệ thống.
Bước 3: Tháo rời động cơ và quạt
- Tháo rời động cơ quạt và kiểm tra các bộ phận của quạt để đảm bảo không có bụi hoặc chất bẩn gây cản trở quá trình quay.
- Sử dụng máy hút bụi để làm sạch các bộ phận của quạt. Đặc biệt là những vùng có thể tích tụ bụi bẩn, làm giảm hiệu suất làm việc của quạt.
Bước 4: Kiểm tra mức độ ô nhiễm của dàn lạnh trong dàn coil
- Kiểm tra mức độ ô nhiễm của dàn lạnh trong dàn coil để đánh giá tình trạng bẩn của hệ thống.
- Ghi lại hoặc chụp ảnh tình trạng ô nhiễm để có cơ sở đánh giá sau khi vệ sinh xong, cũng như phục vụ cho báo cáo công việc.
Bước 5: Kiểm tra mức độ ô nhiễm của quạt
Tiếp theo, kiểm tra mức độ ô nhiễm của quạt, bao gồm việc kiểm tra các bộ phận như cánh quạt, trục quay và các khu vực xung quanh. Quá trình kiểm tra này giúp xác định tình trạng và mức độ cần thiết để vệ sinh các bộ phận liên quan. Ghi lại hoặc chụp ảnh mức độ ô nhiễm để làm tài liệu tham khảo.
Bước 6: Sử dụng súng phun áp lực và chất tẩy rửa chuyên dụng
- Súng phun áp lực cao kết hợp với chất tẩy rửa chuyên dụng LX-C035 (dành riêng cho dàn nhôm điều hòa). Nó sẽ được sử dụng để làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt của dàn coil.
- Đảm bảo phun đều lên bề mặt dàn coil, làm mềm bụi bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác.
- Sau khi đã phun xong, sử dụng nước sạch để rửa sạch các chất tẩy rửa và bụi bẩn ra ngoài.
Bước 7: Kiểm tra và kiểm soát sau khi vệ sinh
- Sau khi hoàn tất việc vệ sinh dàn coil, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để đảm bảo không có bất kỳ sự cố nào.
- Kiểm tra độ sạch của dàn coil, quạt và các bộ phận liên quan.
- Chạy thử hệ thống để kiểm tra xem thiết bị có hoạt động bình thường không. Đảm bảo không có tiếng ồn lạ, giảm hiệu suất hay vấn đề gì khác.
3. Tại sao cần làm sạch dàn coil thường xuyên?
Duy trì hiệu suất hệ thống điều hòa
Dàn coil là bộ phận quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt của hệ thống điều hòa. Khi bề mặt dàn coil sạch, không bị bám bụi và cặn bẩn, luồng không khí lưu thông dễ dàng, giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn. Điều này làm giảm thời gian làm mát hoặc sưởi ấm. Đồng thời tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành hàng tháng.
Kéo dài tuổi thọ thiết bị
Dàn coil bẩn gây áp lực lớn lên các bộ phận khác của hệ thống, đặc biệt là máy nén. Điều này dẫn đến việc thiết bị phải làm việc quá tải và nhanh chóng xuống cấp. Vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa không khí thường xuyên sẽ bảo vệ các bộ phận quan trọng. Ngoài ra, nó còn giảm nguy cơ hư hỏng, giúp kéo dài tuổi thọ hệ thống và giảm chi phí sửa chữa hoặc thay thế.
Cải thiện chất lượng không khí
Khi dàn coil bị bám bụi và vi khuẩn, chất lượng không khí thổi ra từ điều hòa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ra mùi khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc. Đảm bảo không khí trong lành hơn, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn
Bụi bẩn tích tụ trong dàn coil lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn. Nó làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt và cản trở luồng không khí. Hệ quả là hệ thống dễ bị quá tải, dẫn đến hiện tượng đóng băng dàn lạnh hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn. Vệ sinh dàn coil thường xuyên giúp đảm bảo luồng không khí lưu thông trơn tru, ngăn ngừa những sự cố không mong muốn.
Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ
Trong môi trường công nghiệp hoặc những khu vực có nhiều dầu mỡ, bụi bẩn bám trên dàn coil có thể gây tích tụ nhiệt, tăng nguy cơ cháy nổ. Làm sạch dàn coil điều hòa giúp giảm nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn. Song, nó đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
4. Những dấu hiệu cần vệ sinh dàn coil ngay lập tức
Hiệu suất làm mát hoặc sưởi ấm giảm sút
Khi hệ thống điều hòa không đạt được nhiệt độ mong muốn hoặc mất nhiều thời gian hơn để làm mát/sưởi ấm. Đây có thể là dấu hiệu rõ ràng dàn coil bị bám bụi và cặn bẩn, làm giảm khả năng trao đổi nhiệt.
Hóa đơn tiền điện tăng bất thường
Một hệ thống điều hòa bị cản trở bởi dàn coil bẩn phải hoạt động lâu hơn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng mà không có sự thay đổi rõ ràng về tần suất sử dụng.
Luồng không khí yếu
Nếu không khí thổi ra từ điều hòa yếu hoặc không đồng đều. Điều này có thể do dàn coil hệ thống điều hòa trung tâm bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn và mảnh vụn. Như vậy sẽ làm hạn chế luồng không khí lưu thông qua hệ thống.
Mùi hôi khó chịu từ điều hòa
Khi bật điều hòa có mùi hôi khó chịu, đây là dấu hiệu vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn đã tích tụ lâu ngày trong dàn coil điều hòa, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.
Tiếng ồn lạ từ hệ thống điều hòa
Dàn coil bẩn có thể gây ra tiếng ồn lạ, do máy nén hoặc các quạt phải hoạt động quá tải để bù đắp cho sự cản trở từ bụi bẩn tích tụ.
Dàn coil bị đóng băng hoặc tích tụ nước bất thường
Nếu thấy băng xuất hiện trên dàn lạnh hoặc nước nhỏ giọt bất thường. Đây là dấu hiệu dàn coil đã mất khả năng trao đổi nhiệt hiệu quả. Cần được vệ sinh ngay để tránh gây hỏng hóc nghiêm trọng.
Hệ thống tự ngắt hoặc hoạt động không ổn định
Một hệ thống điều hòa bị bụi bẩn tích tụ ở dàn coil có thể quá tải và tự ngắt thường xuyên. Điều này không chỉ gây phiền toái mà còn làm tăng nguy cơ hỏng hóc thiết bị.
5. Lưu ý khi vệ sinh dàn coil điều hòa không khí
- Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh. Đảm bảo hệ thống điều hòa đã được tắt và ngắt kết nối nguồn điện.
- Sử dụng dụng cụ chuyên dụng. Chỉ sử dụng các thiết bị và công cụ chuyên dụng như súng phun áp lực, bàn chải mềm, và máy hút bụi để làm sạch dàn coil, tránh gây hư hỏng cho bề mặt nhôm.
- Lựa chọn hóa chất phù hợp. Sử dụng hóa chất chuyên dụng, an toàn và được khuyến cáo dành riêng cho dàn coil điều hòa.
- Kiểm tra độ bẩn trước khi vệ sinh. Đánh giá tình trạng của dàn coil trước khi bắt đầu để chọn phương pháp làm sạch phù hợp và tránh tốn thời gian.
- Làm sạch cả bộ lọc và quạt
- Trong quá trình vệ sinh dàn coil, không quên làm sạch lưới lọc, quạt và các bộ phận liên quan khác.
- Đảm bảo thoát nước tốt. Kiểm tra và vệ sinh hệ thống thoát nước của điều hòa để tránh tình trạng nước tích tụ, gây rò rỉ trong quá trình vận hành.
- Ghi lại và kiểm tra sau khi vệ sinh. Lưu trữ hình ảnh hoặc ghi chú về tình trạng dàn coil trước và sau khi vệ sinh để theo dõi hiệu quả làm sạch.
- Không tự ý tháo lắp dàn coil. Đối với thiết bị tháo lắp phức tạp, bạn nên nhờ đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để tránh gây hỏng hóc cho thiết bị
6. Kết luận
Vệ sinh dàn coil hệ thống điều hòa không khí trung tâm là một bước quan trọng để duy trì hiệu suất hoạt động. Giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, và đảm bảo chất lượng không khí. Thực hiện vệ sinh định kỳ không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc, ngăn ngừa các sự cố tiềm ẩn.