Icon close

Dàn ngưng tụ là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm. Chức năng chính của nó là làm mát khí áp suất cao và chuyển đổi thành dạng lỏng, tạo điều kiện để hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu suất cao. 

Tuy nhiên, quá trình hoạt động liên tục dễ khiến dàn ngưng tụ tích tụ bụi bẩn, cặn bã. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt và hiệu suất làm mát của điều hòa, dẫn đến gia tăng điện năng tiêu thụ. Vậy, nên làm sạch dàn ngưng tụ hệ thống điều hòa khi nào, và lợi ích của việc làm sạch này là gì? Cùng TKTG tìm hiểu qua các nội dung dưới đây.

Xem thêm: Phương pháp vệ sinh bộ ngưng tụ trong hệ thống điều hòa

1. Tầm quan trọng của việc làm sạch dàn ngưng tụ

Làm sạch dàn ngưng tụ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Nếu không được vệ sinh định kỳ, dàn ngưng tụ có thể gây ra nhiều vấn đề như:

  • Tăng tải cho máy nén: Dàn ngưng tụ bẩn làm giảm hiệu quả làm mát, khiến máy nén phải hoạt động ở công suất cao hơn.
  • Giảm khả năng làm mát: Khi dàn ngưng tụ bị bẩn, khả năng chuyển đổi khí áp suất cao thành chất lỏng sẽ kém đi, từ đó làm giảm khả năng làm mát.
  • Gia tăng chi phí điện năng: Hệ thống phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để duy trì mức làm mát cần thiết, dẫn đến chi phí điện năng tăng cao.
Làm sạch dàn ngưng tụ giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn

Do đó, việc làm sạch dàn ngưng tụ là cách để tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống điều hòa và tiết kiệm chi phí vận hành.

2. Khi nào nên làm sạch dàn ngưng tụ?

Để duy trì hiệu quả của hệ thống điều hòa, bạn nên thực hiện vệ sinh dàn ngưng tụ trong các trường hợp sau:

  • Hệ thống có dấu hiệu quá nhiệt: Nếu điều hòa chạy liên tục mà không đạt được nhiệt độ mong muốn, rất có thể dàn ngưng tụ đã bị bẩn và cần được làm sạch.
  • Theo lịch bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện làm sạch dàn ngưng tụ định kỳ 6 tháng/lần, hoặc ít nhất 1 lần mỗi năm (tùy theo mức độ sử dụng).
  • Sau mùa sử dụng cao điểm: Nắng nóng kéo dài, khi điều hòa hoạt động với công suất cao. Đây là lúc bạn cần vệ sinh dàn ngưng tụ để đảm bảo khả năng làm mát không bị suy giảm.
  • Khi nhận thấy có bụi bẩn tích tụ trên bề mặt dàn ngưng tụ. Bề mặt bị che phủ bởi bụi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả trao đổi nhiệt. Vì vậy, bạn cần làm sạch ngay khi có dấu hiệu này.

3. Hiệu quả của việc làm sạch dàn ngưng tụ mang lại

Làm sạch dàn ngưng tụ và bộ trao đổi nhiệt không chỉ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cả hệ thống. Dưới đây là các hiệu quả quan trọng của việc vệ sinh định kỳ:

3.1. Cải thiện hiệu quả làm mát và giảm thiểu sự cố

Dàn ngưng tụ được làm sạch sẽ tăng cường hiệu suất làm mát của hệ thống điều hòa. Sau khi vệ sinh, hệ thống nước và thiết bị trao đổi nhiệt có thể:

  • Khử trùng và diệt tảo: Giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại có thể gây tắc nghẽn và giảm hiệu quả làm mát.
  • Loại bỏ bùn và cặn bẩn: Giúp cải thiện hiệu suất trao đổi nhiệt. Và giảm nguy cơ xảy ra sự cố do bề mặt trao đổi nhiệt bị bít kín bởi cặn bẩn.

Dàn ngưng tụ được làm sạch sẽ tăng cường hiệu suất làm mát

Nhờ vậy, hệ thống điều hòa có thể hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài ra còn giảm nguy cơ sự cố do quá tải nhiệt và tối ưu hóa khả năng làm mát.

3.2. Bảo vệ dàn ngưng tụ và bộ trao đổi nhiệt

Khi vệ sinh dàn ngưng tụ, các chất rỉ sét, cặn bẩn được loại bỏ, giúp:

  • Ngăn ngừa ăn mòn: Dàn ngưng tụ và bộ trao đổi nhiệt dễ bị ăn mòn nếu không được vệ sinh và dẫn đến hư hỏng thiết bị. Việc làm sạch sẽ bảo vệ thiết bị khỏi các tác nhân ăn mòn.
  • Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Với việc thêm chất ức chế ăn mòn trong quá trình vệ sinh, có thể giảm tới 90% tốc độ ăn mòn của dàn ngưng tụ và tăng gấp đôi tuổi thọ của bộ trao đổi nhiệt.
Làm sạch bộ ngưng tụ sẽ bảo vệ thiết bị khỏi các tác nhân ăn mòn

Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa mà còn kéo dài thời gian sử dụng của hệ thống.

3.3. Giảm thiểu năng lượng tiêu hao

Khi dàn ngưng tụ và bộ trao đổi nhiệt được vệ sinh sạch sẽ, quá trình trao đổi nhiệt diễn ra hiệu quả hơn, làm giảm công suất mà hệ thống cần sử dụng. Điều này giúp:

  • Giảm chi phí điện năng: Hệ thống điều hòa không phải hoạt động liên tục với công suất cao. Từ đó giúp tiết kiệm điện năng và giảm chi phí sử dụng.
  • Tăng hiệu suất năng lượng tổng thể: Hiệu suất năng lượng cải thiện giúp hệ thống làm mát hiệu quả và ổn định hơn. Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng không tốn nhiều tài nguyên.

4. Quy trình làm sạch dàn ngưng tụ hệ thống điều hòa

Quy trình làm sạch dàn ngưng tụ cần được thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật. Dưới đây là các bước cơ bản trong quá trình làm sạch:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị

Trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị cần thiết:

  • Bàn chải mềm
  • Máy xịt nước áp lực vừa phải
  • Chất tẩy rửa chuyên dụng cho dàn ngưng tụ
  • Găng tay, kính bảo hộ, và khẩu trang để bảo vệ người thực hiện

Bước 2: Ngắt nguồn điện

Đảm bảo ngắt nguồn điện hoàn toàn cho hệ thống điều hòa trước khi vệ sinh. Như vậy giúp tránh tai nạn và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm sạch.

Bước 3: Làm sạch bề mặt dàn ngưng tụ

Dùng bàn chải mềm hoặc máy xịt nước để loại bỏ bụi bẩn và cặn bám trên bề mặt dàn ngưng tụ. Bước này sẽ giúp làm sạch các lớp bụi dày, mở đường cho việc xử lý sâu hơn với chất tẩy rửa.

Sử dụng bàn chải mềm hoặc máy xịt nước để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt

Bước 4: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng

Xịt chất tẩy rửa chuyên dụng lên bề mặt dàn ngưng tụ. Để chất tẩy thấm vào trong vài phút, nhưng không quá lâu để tránh ảnh hưởng đến vật liệu của dàn ngưng tụ. Chất tẩy sẽ giúp loại bỏ dầu mỡ và các bụi bẩn khó làm sạch khác, cải thiện khả năng trao đổi nhiệt.

Bước 5: Xả sạch dàn ngưng tụ

Dùng nước để xả sạch các chất tẩy rửa còn sót lại, đảm bảo rằng bề mặt không còn bám dính bất kỳ hóa chất nào. Quá trình này nên được thực hiện nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng để tránh làm hỏng các bộ phận nhạy cảm.

Bước 6: Kiểm tra và làm khô

Sau khi làm sạch, kiểm tra bề mặt dàn ngưng tụ để chắc chắn không còn cặn bẩn. Để hệ thống khô hoàn toàn trước khi bật lại nguồn điện. Có thể sử dụng quạt hoặc để tự nhiên để tăng tốc quá trình làm khô.

Bước 7: Khởi động lại và kiểm tra hoạt động

Khi dàn ngưng tụ đã khô hoàn toàn, bật lại nguồn điện và khởi động hệ thống điều hòa. Quan sát quá trình hoạt động để đảm bảo rằng thiết bị hoạt động êm ái và đạt hiệu quả làm mát tối đa. Nếu có bất kỳ âm thanh hay hiện tượng bất thường nào, cần dừng hệ thống và kiểm tra lại.

5. Kết Luận

Làm sạch dàn ngưng tụ hệ thống điều hòa là việc cần thiết để đảm bảo hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Việc vệ sinh định kỳ không chỉ giúp cải thiện hiệu quả làm mát mà còn giảm thiểu chi phí điện năng và nguy cơ hư hỏng hệ thống. 

Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy làm sạch dàn ngưng tụ ít nhất 6 tháng một lần. Hoặc thường xuyên hơn nếu hệ thống hoạt động liên tục trong điều kiện khắc nghiệt. Điều này sẽ giúp hệ thống điều hòa của bạn luôn hoạt động ở trạng thái tối ưu.

6. Có thể bạn quan tâm

TIN TỨC

Tin tức nổi bật

Xem thêm tin tức
Icon ornament

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký để nhận Cập Nhật mới nhất về chương trình Khuyến Mại và Kiến Thức Khoa Học về chăm sóc công trình

Icon ornament

    Thông tin liên hệ

    TKT Company, được thành lập từ năm 2011 và đang trở thành công ty hàng đầu cung cấp giải pháp chăm sóc tòa nhà, văn phòng, công trình.

    Liên hệ