Icon close

Trong ngành công nghiệp hiện đại, nồi hơi đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp nhiệt năng cho vô số quy trình sản xuất. Tuy nhiên, hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của hệ thống nồi hơi không chỉ phụ thuộc vào thiết kế và công nghệ. Nó còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một yếu tố sạch sẽ của ống nồi hơi. 

Theo thời gian, cặn bẩn, cáu cặn và các tạp chất khác sẽ tích tụ bên trong ống. Tạo thành lớp cách nhiệt cản trở quá trình truyền nhiệt, gây hao tốn nhiên liệu và thậm chí dẫn đến những sự cố nghiêm trọng. 

Vậy, tại sao việc làm sạch ống nồi hơi lại quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ đi sâu vào tầm quan trọng của việc làm sạch ống nồi hơi, các phương pháp làm sạch hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn vận hành.

📌Bài viết liên quan: Vệ Sinh Nồi Hơi Công Nghiệp – Lợi Ích Và Quy Trình Cụ Thể

1. Tại sao cần làm sạch ống nồi hơi?

Khi ống nồi hơi hoạt động trong thời gian dài, bụi bẩn, cặn canxi, cặn silic và các tạp chất khác dễ tích tụ ở bên trong. Những tạp chất này sẽ làm giảm hiệu suất truyền nhiệt và ăn mòn đường ống. Dẫn đến nguy cơ rạn nứt hoặc hư hỏng nghiêm trọng.  Việc làm sạch ống nồi hơi là yếu tố quan trọng giúp:

1.1. Tăng hiệu suất truyền nhiệt

Các tạp chất tích tụ như cặn canxi và cặn silic làm giảm khả năng truyền nhiệt giữa nước và bậc đốt. Khi ống nồi hơi được làm sạch, nhiệt độ truyền tốt hơn, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Các tạp chất tích tụ như cặn canxi và cặn silic làm giảm khả năng truyền nhiệt

1.2. Giảm tiêu hao nhiên liệu

Việc truyền nhiệt hiệu quả hơn đồng nghĩa với việc sử dụng nhiên liệu ít hơn để đạt được nhiệt độ mong muốn. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí nhiên liệu mà còn góp phần giảm khí thải ra môi trường.

1.3. Kéo dài tuổi thọ hệ thống

Bằng cách loại bỏ các tạp chất gây ăn mòn, nguy cơ hỏng hóc đường ống sẽ được giảm thiểu đáng kể. Việc bảo trì định kỳ và làm sạch đúng cách giúp hệ thống nồi hơi hoạt động bền bỉ và ít gây gián đoạn trong quá trình sản xuất.

Làm sạch đúng cách giúp hệ thống nồi hơi hoạt động bền bỉ

1.4. Giảm nguy cơ sự cố kỹ thuật

Những đường ống bị tích tụ cặn bẩn dễ gây ra các vấn đề như nghẹt, rò rỉ và rạn nứt. Việc làm sạch thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các sự cố kỹ thuật, bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục.

Làm sạch thường xuyên sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các sự cố kỹ thuật

2. Các phương pháp làm sạch ống nồi hơi

2.1. Làm sạch bằng tay

Làm sạch bằng tay là một phương pháp truyền thống, trong đó công nhân sử dụng dụng cụ thô sơ như bàn chải, dao cạo, hoặc que thép để loại bỏ tạp chất. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế:

  • Tốn thời gian và công sức.
  • Khó làm sạch đồng đều trong các đường ống hẹp.
  • Hiệu quả thấp, không đạt được yêu cầu làm sạch cao.

2.2. Làm sạch bằng máy làm sạch ống nồi hơi

Hiện nay, làm sạch bằng máy là phương pháp được ưa chuộng nhờ tính hiệu quả và thân thiện với môi trường. Phương pháp này bao gồm:

  • Công nghệ xoay và phun nước: Máy sử dụng đầu dao và bàn chải thép để loại bỏ bụi bẩn, cặn bám trong ống nồi hơi.
  • Trục linh hoạt: Có chiều dài tối đa 8 mét, kết hợp với đường ống dài 30 mét, giúp đáp ứng nhiều kích thước đường ống khác nhau.
  • Tính năng tùy chọn: Các thông số kỹ thuật của đầu cắt và bàn chải được điều chỉnh phù hợp với đường kính đường ống.

2.3. Làm sạch bằng hóa chất

Ngoài phương pháp vật lý, việc sử dụng hóa chất để làm sạch đường ống cũng được áp dụng rộng rãi. Hóa chất được sử dụng để hòa tan hoặc phản ứng hóa học với cặn bẩn.Giúp loại bỏ các chất bám dính bên trong đường ống. 

Phương pháp này thường áp dụng cho các loại cặn bẩn như cặn canxi, cặn magie, cặn dầu mỡ, cặn gỉ sét,.. . Tuy nhiên cần lưu ý một vài điều khi sử dụng hóa chất để làm sạch ống nồi hơi:

  • Lựa chọn loại hóa chất phù hợp với vật liệu đường ống.
  • Đảm bảo quy trình xử lý an toàn cho người lao động và môi trường.
  • Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân (găng tay, kính, quần áo chống hóa chất)
  • Thu gom và xử lý hóa chất thải đúng quy định để tránh gây ô nhiễm.

3. Đối tượng cần làm sạch ống nồi hơi

Việc làm sạch ống nồi hơi là một công việc cần thiết để đảm bảo hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của thiết bị. Dựa trên phạm vi ứng dụng của các công nghệ làm sạch, dưới đây là các đối tượng và ngành nghề nên thực hiện việc làm sạch ống nồi hơi:

  • Nhà máy xi măng: Loại bỏ tạp chất, tẩy cặn, hầm quay và các thiết bị liên quan để đảm bảo hoạt động ổn định. 
  • Xây dựng: Loại bỏ lớp phủ bê tông hoặc sơn trên bề mặt đường ống.
  • Hàng hải: Tẩy gỉ, làm sạch bụi bẩn trong đường ống dẫn nước hoặc nhiên liệu, để đảm bảo an toàn hiệu suất vận hành.
  • Ngành nhiệt điện: Làm sạch các bộ ngưng tụ và bộ trao đổi nhiệt. Nhằm duy trì hiệu suất năng lượng và tránh ăn mòn đường ống nồi hơi.
Đối tượng làm sạch ống nồi hơi dựa trên phạm vi ứng dụng

4. Quy trình làm sạch ống nồi hơi

Làm sạch ống nồi hơi là quy trình quan trọng để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống nồi hơi. Quy trình này bao gồm các bước chi tiết như sau:

4.1. Khảo sát và đánh giá

Xác định mức độ bám bẩn, loại tạp chất (cáu cặn, bùn, rỉ sét, dầu mỡ…), vị trí bám bẩn và tình trạng tổng thể của ống nồi hơi. Điều này giúp lựa chọn phương pháp và thiết bị làm sạch phù hợp. Để khảo sát chính xác, bạn cần kiểm tra những hạng mục sau:

  • Kiểm tra trực quan bên trong và bên ngoài nồi hơi.
  • Sử dụng đèn pin, camera nội soi (nếu cần) để kiểm tra chi tiết bên trong ống.
  • Thu thập mẫu cặn bẩn (nếu có) để phân tích thành phần.
  • Đánh giá lịch sử vận hành và bảo trì của nồi hơi.

4.2. Lựa chọn thiết bị 

Chọn thiết bị và dụng cụ làm sạch phù hợp với loại nồi hơi, mức độ và loại cặn bẩn đã được xác định ở bước khảo sát. Dựa trên kết quả khảo sát ban đầu, xác định loại thiết bị như máy phun cao áp, máy sử dụng đầu dao cạo, bàn chải thép, hoặc các dụng cụ hoá chất chuyên dụng.

4.3. Làm sạch thô (Vệ sinh sơ bộ)

Bước làm sạch thô giúp loại bỏ các rác thải và cặn bẩn, bảo dưỡng đường ống trước khi thực hiện làm sạch chi tiết. Dưới đây là các công việc cần thực hiện:

  • Loại bỏ rác thải, vật liệu thừa trong và xung quanh nồi hơi.
  • Sử dụng chổi, xẻng hoặc máy hút bụi để loại bỏ cặn bẩn khô, dễ bong tróc.
  • Kiểm tra và xử lý các vấn đề cơ bản như rò rỉ, hỏng hóc nhỏ (nếu có).
Làm sạch thô giúp loại bỏ các rác thải và cặn bẩn

4.4. Làm sạch chi tiết

Thực hiện quá trình làm sạch chi tiết bên trong ống nồi hơi bằng phương pháp đã chọn. Thực hiện làm sạch chi tiết theo phương pháp đã chọn như sau: 

  • Sử dụng máy phun cao áp để loại bỏ các vết bẩn bám chặt.
  • Sử dụng hoá chất tẩy rửa đối với các tạp chất có tính bám dính cao như cầu và bấm cục.

4.5. Đánh giá kết quả và bàn giao

Đánh giá kết quả làm sạch, đảm bảo chất lượng và bàn giao lại nồi hơi cho khách hàng hoặc bộ phận vận hành. Cách đánh giá kết quả làm sạch như sau:

  • Kiểm tra trực quan bên trong ống nồi hơi sau khi làm sạch.
  • Sử dụng đèn pin, camera nội soi (nếu cần) để kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Đo độ dày thành ống (nếu cần) để đánh giá mức độ mài mòn.
  • Đánh giá hiệu quả làm sạch dựa trên mức độ loại bỏ cặn bẩn.
  • Lập biên bản nghiệm thu và bàn giao.

5. Khi nào cần làm sạch ống nồi hơi?

5.1. Dựa vào lịch bảo trì định kỳ

  • Hàng năm: Đối với các nồi hơi sử dụng thường xuyên, nên làm sạch ít nhất một lần mỗi năm, thường vào thời điểm bảo trì định kỳ.
  • Theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Họ thường cung cấp khuyến cáo về tần suất vệ sinh dựa trên thiết kế và đặc điểm của từng loại nồi hơi.

5.2. Khi có dấu hiệu giảm hiệu suất

  • Áp suất hoặc nhiệt độ giảm: Nếu áp suất hơi hoặc nhiệt độ nước giảm, mặc dù nồi hơi đang hoạt động ở công suất bình thường.
  • Tăng tiêu hao nhiên liệu: Khi lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng bất thường nhưng không tăng sản lượng hơi.
  • Thời gian khởi động lâu hơn: Nồi hơi cần nhiều thời gian để đạt nhiệt độ hoặc áp suất yêu cầu.
Nồi hơi giảm hiệu suất vì cần nhiều thời gian để đạt nhiệt độ hoặc áp suất yêu

5.3. Khi có dấu hiệu cặn bám hoặc tắc nghẽn

  • Ống khói bám muội than: Muội than bám dày làm giảm hiệu quả truyền nhiệt.
  • Ống nước bám cặn: Cặn bẩn hoặc cáu cặn trong ống nước cản trở lưu thông và truyền nhiệt.

5.4. Khi chất lượng nước không đảm bảo

  • Nước cứng (chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+) và nước chứa nhiều khoáng chất khi bị đun nóng sẽ kết tủa và bám vào bề mặt trao đổi nhiệt của nồi hơi, tạo thành lớp cáu cặn.
  • Nước chứa nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ hoặc chất rắn lơ lửng có thể tạo bọt trên bề mặt nước trong nồi hơi. 
  • Nước có độ pH không phù hợp (quá axit hoặc quá kiềm), chứa nhiều oxy hòa tan hoặc các chất ăn mòn khác (như clorua, sunfat) sẽ gây ăn mòn kim loại của nồi hơi.

5.5. Sau sự cố hoặc kiểm tra định kỳ

  • Sau sự cố: Nếu nồi hơi gặp sự cố liên quan đến tắc nghẽn hoặc hiệu suất giảm, cần kiểm tra và làm sạch ngay.
  • Sau kiểm tra định kỳ: Nếu phát hiện cặn bẩn hoặc tắc nghẽn trong quá trình kiểm tra.

5.6. Tùy theo loại nhiên liệu sử dụng

  • Nhiên liệu rắn (than, củi): Tạo nhiều tro và muội than, cần làm sạch thường xuyên hơn, có thể 3–6 tháng/lần.
  • Nhiên liệu lỏng hoặc khí: Ít tạo muội, nhưng vẫn cần kiểm tra và làm sạch định kỳ.

6. Kết Luận

Như vậy, việc làm sạch ống nồi hơi không chỉ đơn thuần là một công việc bảo trì định kỳ mà còn là yếu tố then chốt quyết định hiệu suất, tuổi thọ và an toàn của hệ thống. Từ việc tăng cường hiệu suất truyền nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu, kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu nguy cơ sự cố kỹ thuật đến việc đảm bảo an toàn cho người vận hành.

7. Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm

TIN TỨC

Tin tức nổi bật

Xem thêm tin tức
Icon ornament

Đăng ký nhận bản tin

Đăng ký để nhận Cập Nhật mới nhất về chương trình Khuyến Mại và Kiến Thức Khoa Học về chăm sóc công trình

Icon ornament

    Thông tin liên hệ

    TKT Company, được thành lập từ năm 2011 và đang trở thành công ty hàng đầu cung cấp giải pháp chăm sóc tòa nhà, văn phòng, công trình.

    Liên hệ