Tại sao kính bị ố, vảy ca, oxi hóa, nhuốm màu? Các vết bẩn trên kính đến từ đâu? Bạn đã áp dụng các hướng dẫn cách lau kính sạch mà vẫn gặp vấn đề.

Đây là một câu hỏi phổ biến cho chủ đầu tư các tòa nhà, nhà quản lý, nhà thầu và nhà cung cấp trên toàn thế giới. Nhiều yếu tố có thể gây ra vết bẩn trên kính kiến trúc. Kính của mỗi tòa nhà tiếp xúc với các yếu tố (hay sự kết hợp của các yếu tố) trong các khoảng thời gian khác nhau, dẫn đến kính bị ố, vảy cá, oxi hóa, nhuộm màu ở mức độ khác nhau trên bề mặt.

Hình ảnh: kính bị ố, vảy cá
Hình ảnh: Hình ảnh: kính bị ố, vảy cá

1. Kính bị ố kính là gì?

Kính bị ố (hay kính bị vảy cá, hay kính bị ô xi hóa) là chỉ hiện tượng chung biểu hiện làm bề mặt kính mất trong (đục), bị nhuốm màu, lốm đốm với các kích thước khác nhau. Hiện tượng này gây ra bởi phản ứng hóa học giữa các hợp chất từ môi trường bám trên mặt kính với các khoáng chất có trong thành phần kính, thủy tinh (điôxít silic).

Để hiểu được chi tiết hiện tượng kính bị ố này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 2 yếu tố:

  • Kính, thủy tinh, kính cường lực là gì? Thành phần, cấu tạo, cách sản xuất ra sao?
  • Hợp chất từ môi trường là gì, nguồn gốc từ đâu mà làm kính bị ố, bị vảy cá, hay nhuốm màu?

Cùng chúng tôi tìm hiểu bản chất của kính, bản chất của các hợp chất gây ố, oxi hóa, vảy cá trên kính bên dưới.

kính bị oxy hóa do nước cứng
Hình ảnh: kính bị oxy hóa do nước cứng

2. Kính, thủy tinh (kiếng) là gì?

Định nghĩa: Thủy tinh (kính hay kiếng) là một chất rắn vô định hình đồng nhất, gốc silicát, có thể được thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.

Cách sản xuất kính, thủy tinh: Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình được tạo ra khi chất lỏng (gốc silicát) đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành.

Bản chất hóa học cả kính, thủy tinh:

  • Silicát là điôxít silic (SiO2) có trong dạng đa tinh thể như cát và cũng là thành phần hóa học của thạch anh. Silicát có điểm nóng chảy khoảng 2.000 °C (3.632 °F), vì thế có hai hợp chất thông thường hay được bổ sung vào cát trong công nghệ nấu thủy tinh nhằm giảm nhiệt độ nóng chảy của nó xuống khoảng 1.000 °C.
  • Một trong số đó là sô đa (cacbonat natri Na2CO3), hay bồ tạt (tức cacbonat kali K2CO3). Tuy nhiên, sô đa làm cho thủy tinh bị hòa tan trong nước – là điều người ta không mong muốn, vì thế người ta cho thêm vôi sống (ôxít canxi, CaO) là hợp chất bổ sung để phục hồi tính không hòa tan.
  • Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học, tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn.
  • Thủy tinh dễ gãy, vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hoặc nhiệt thay đổi đột ngột.
quy trình sản xuất kính
Hình ảnh: quy trình sản xuất kính

Kính cường lực là gì? Cách sản xuất

  • Kính thông thường được đưa vào lò nung cường lực ở nhiệt độ 650-690 độ C trong thời gian 5-15 phút tuỳ vào độ dày của kính 5-19 ly.
  • Sau thời gian nung, kính được đưa ra sàn tạo hạt và làm mát trong thời gian gần bằng thời gian nung.
  • Kính sau khi cường lực sẽ chịu được lực gấp 4-5 lần kính thường, lúc bể sẽ thành những hạt nhỏ như hạt lựu, tạo được sự an toàn hơn.

3. Các yếu tố tạo vết bẩn, ố, oxi, vảy cá hóa trên kính

3.1. Yếu tố hóa chất tẩy rửa gây vết ố trên kính

Nước rửa chén, đó là hóa chất lau kính rẻ và gần như là tiêu chuẩn công nghiệp sử dụng bởi nhiều người các công ty vệ sinh kính khác trong quá trình làm sạch cửa sổ. Chúng chứa một lượng lớn chất hoạt động bề mặt ưa dầu còn lại trên kính tòa nhà, khiến thu hút các chất ô nhiễm và bụi trong không khí. Do vậy sau khi vệ sinh kính, chúng như một chất dính chất gây ô nhiễm lên mặt kính. Hỗn hợp này được kích hoạt lại mỗi lần mưa chạy xuống kính và các bề mặt xung quanh.

Ngăn chặn những vết bẩn này bằng cách sử dụng hóa chất vệ sinh kính công nghệ sinh học tự phân hủy, hoặc sử dụng hóa chất lau kính sẽ hóa bột khi khô và thay vì để lại lớp dính của dư lượng dầu béo trên bề mặt kính.

kính bị vảy cá do nước cứng
Hình ảnh: kính bị vảy cá do nước cứng

3.2. Yếu tố từ nước cứng, nước mưa, nước máy

Nước máy có hàm lượng khoáng chất cao thường được sử dụng trong các dịch vụ làm sạch kính và dịch vụ phun rửa áp lực. Nước máy chứa nhiều khoáng chất khác nhau như canxi, magiê và silica. Những khoáng chất và các vật liệu không mong muốn khác như florua, clo và các ion kim loại liên kết với các khoáng chất trong thủy tinh dần tạo ra vết bẩn.

Thay vì nước chảy khỏi bề mặt kính, nó bị giữ lại do bề mặt kính bị dơ, không được vệ sinh thường xuyên.

Nước cứng chứa nhiều khoáng chất, bám trên bề mặt kính. Sau khi nước bay hơi hết, các vết khoáng chất bám lại trên kính.

kính bị ố vảy cá
Hình ảnh: kính bị ố vảy cá

3.3. Tổng hợp các yếu tố đóng góp vào các dạng vết bẩn, ố, vảy cá trên kính

Bên cạnh hóa chất, nước thì còn nhiều yếu tố đóng góp vào làm kính bị vảy cá, ố, oxi hóa.

  • Sự tích tụ của chất hoạt động bề mặt (cặn xà phòng) và dầu từ chất tẩy rửa kính dính thu hút bụi bẩn
  • Sử dụng nước máy có hàm lượng khoáng chất cao trong quá trình vệ sinh kính, cửa sổ
  • Tiếp xúc với nước có hàm lượng khoáng chất cao thông qua hệ thống phun nước
  • Ngấm màu từ các vật liệu chống thấm, chống bám nước vào kính. Đặc biệt khi các vật liệu này nhạy cảm với tia cực tím
  • Ngấm màu từ các khe cửa hoặc các lớp phủ.
  • Ngấm màu từ ô nhiễm từ các kim loại liền kề
  • Nhiễm màu từ các dự án chống thấm và sơn khi công nhân làm việc bất cẩn.

Một ví dụ đó là khung kính bị oxi hóa, hay còn gọi là cháy khung, đặc biệt là các khung nhôm. Sau khi khung nhôm bị ô xi hóa sẽ chuyển màu và thấm ngược vào kính. Nhôm là kim loại màu chuyển sang màu cam khi rỉ sét.

4. Hình ảnh kính bị vảy cá, ố, oxi hóa

kính bị trầy xước do mài không đúng cách
Hình ảnh: kính bị trầy xước do mài không đúng cách

Nhiều công ty vệ sinh kính giải quyết các vấn đề vết bẩn bám trên kính bằng cách sử dụng các kỹ thuật mài mòn làm trầy xước kính và / hoặc các sản phẩm axit khắc nghiệt để lại vết bỏng trên kính và các bề mặt xung quanh làm kính bị mờ.

kính bị ố vảy cá
Hình ảnh: kính bị ố vảy cá

Cách vệ sinh kính sạch đúng là không sử dụng chất mài mòn hoặc axit mạnh, loại bỏ hoàn toàn vết bẩn khỏi kính mà không tạo ra bất kỳ vết trầy xước hay vết bỏng nào.  Thay vào đó để kính được đánh bóng cao độ nhưng không bị biến dạng.

Kính được phủ bảo vệ chống bám bẩn
Hình ảnh: Kính được phủ bảo vệ chống bám bẩn

Hóa chất phủ bảo vệ kính làm cho nước không bám bề mặt

kính bị ố, oxi hóa, vảy cá ở nhiều mức độ
Hình ảnh: kính bị ố, oxi hóa, vảy cá ở nhiều mức độ

Các vết bẩn trên kính thủy tinh khác nhau do tiếp xúc với nước máy, xà phòng rửa chén và chất chống thấm nước kém chất lượng

Loại bỏ các vết bẩn, oxi hóa, vảy cá, nhuốm màu này khỏi kính có thể được coi là phục hồi và tách biệt với quy trình vệ sinh kính thông thường, cần đến hóa chất chuyên biệt. Việc lau kính định kỳ (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm) sẽ ngăn chặn sự ố màu, vảy cá, oxy hóa này và kéo dài tuổi thọ kính.

5. Cấp độ hư hại kính bạn cần biết

  • Cấp độ 1 (surface contamination): Kính bị “nhiễm” bẩn nhẹ, chưa bị ăn mòn. Mà vệ sinh thông thường không sạch. Kính dạng này thường do không vệ sinh định kỳ từ 6 tháng – 1 năm trở lên.
  • Cấp độ 2 (light stain, stage 1 corrosion): Kính bị bẩn nhẹ, bị ăn mòn cấp độ 1.
  • Cấp độ 3 (medium stain, stage 1 corrosion): kính bị bẩn trung bình, bị ăn mòn cấp độ 1.
  • Cấp độ 4 (heavy staining, light scartchs & acid burn, stage 2 corrosion): kính bị bẩn nặng, xước nhẹ và bị cháy axit, bị ăn mòn cấp độ 2.
  • Cấp độ 5 (heavy mineral staining, stage 2 corrosion): kính bị ăn mòn do khoáng trong nước lâu ngày, bị ăn mòn cấp độ 2.

Loại bỏ các vết bẩn, oxi hóa, vảy cá, nhuốm màu này khỏi kính có thể được coi là phục hồi và tách biệt với quy trình vệ sinh kính thông thường, cần đến hóa chất chuyên biệt. Việc lau kính định kỳ (hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm) sẽ ngăn chặn sự ố màu, vảy cá, oxy hóa này và kéo dài tuổi thọ kính.

Nhiều người tự mua hóa chất tẩy vết bẩn trên kính (làm sạch kính bị vảy cá, ố, nhuốm màu…) nhưng không sạch là do chưa hiểu được bản chất các vết bẩn trên kính, chưa đánh giá hết được mức độ hư hại nghiêm trọng của kính (5 cấp độ). Một vài trường hợp bạn có thể tự xử lý và sạch, điều đó không có nghĩa là hóa chất mua trên mạng là phép màu để xử lý mọi tình trạng kính bị ố, oxi hóa. Nên nếu không đạt hiệu quả, đừng vội trách những người hóa chất tẩy rửa kính là lừa đảo, vì vấn đề thực sự phức tạp.

Bạn cần một dịch vụ phục hồi kính chuyên nghiệp với rất nhiều hóa chất mạnh, yếu khác nhau, rất nhiều quy trình và trang thiết bị khác nhau để phục hồi kính của bạn. Dịch vụ lau kính thông thường không thể giải quyết triệt để giúp bạn.

Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về hướng dẫn cách làm sạch kính bị ố mốc, vảy cá, oxi hóa.

Nguồn: công ty vệ sinh TKT Cleaning

Để lại đánh giá bài viết của bạn tại đây:

Name
Comment

Công ty Chăm Sóc Công Trình - Chuyên Nghiệp tại TPHCM

Visit Website
All in one
09.38.17.22.94